Tổng Hợp Các Quy Trình Bọc Răng Sứ Hiện Đại 2023

Tổng Hợp Các Quy Trình Bọc Răng Sứ Hiện Đại 2023

Quy trình các bước bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Bọc răng sứ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp bạn tự tin hơn với nụ cười trắng sáng. Vậy cụ thể phương pháp này diễn ra như thế nào? Có tiềm ẩn rủi ro đi kèm nào không? Bài viết sau của Nha khoa Nacera sẽ cho bạn đáp án. 

Bọc răng sứ là gì? Có những loại răng sứ nào?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ nha khoa, bọc răng sứ thẩm mỹ không những đem lại một hàm răng trắng sáng tự nhiên, mà còn giúp cho bạn khắc phục được rất nhiều nhược điểm.

Bọc răng sứ là như thế nào?

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình bằng vật liệu sứ giúp cho việc phục hồi chức năng và cải thiện thẩm mỹ của răng tốt hơn. Nó không những mang lại dáng răng đều, đẹp, mà còn có màu sắc tự nhiên không khác gì răng thật.

Khi thực hiện, nha sĩ sẽ tiến hành mài nhẹ răng hư của bạn để làm cùi răng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên. Phần mão sứ này có màu sắc trắng sáng tự nhiên và độ trong như răng thật. Bên cạnh việc cải thiện thẩm mỹ, phương pháp bọc răng sứ còn giúp bảo vệ răng thật của bạn trước những loại vi khuẩn gây hại cho răng.

Bọc răng sứ gồm có những loại nào?

Các loại bọc răng sứ được thực hiện phổ biến trên thị trường hiện nay là:

  • Bọc trực tiếp lên trên chiếc răng bị hư tổn

Chỉ định cho những trường hợp răng chỉ bị sứt mẻ nhẹ hoặc bị sâu răng nhưng vẫn giữ được chân răng. Để bọc răng, nha sĩ sẽ mài nhỏ chân răng của bạn sau đó tiến hành bọc răng sứ lên phía trên.

  • Làm cầu răng sứ

Với những chiếc răng đã mất không thể phục hồi sẽ phải sử dụng cách bọc răng sứ gián tiếp bằng phương pháp làm cầu răng sứ. 2 răng bên cạnh chiếc răng đã mất sẽ được mài để làm trụ gắn cầu cho răng.

  • Dán răng sứ Veneers

Nếu răng bạn thưa, mọc lệch mức độ nhẹ, xỉn màu hoặc răng bị ngắn thì có thể tiến hành dán răng sứ Veneers. Đây là phương pháp tốt, không cần mài nhiều răng thật mà cũng không cần phải lấy tủy nên việc bảo tồn răng sẽ được tối ưu hoàn toàn.

  • Bọc răng sứ Implant

Đây là giải pháp số một với những người không may bị mất chân răng. Theo đó, chân răng đã mất đi sẽ được thay thế bằng một chân răng nhân tạo Implant rồi gắn răng sứ lên trên trụ Implant được tạo từ trước đó. Cách bọc răng sứ này không cần mài răng vì người cần tới phương pháp này không còn răng thật, nó đem đến khả năng nhai chắc chắn và dùng được vĩnh viễn không khác gì răng thật.

Bọc răng sứ là gì? Có những loại răng sứ nào?
Bọc răng sứ là gì? Có những loại răng sứ nào?

Tham khảo bảng giá tại đây

Quy trình các bước bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình bọc răng sứ rất phức tạp nên sẽ phải đòi hỏi nha sĩ có tay nghề cao

Sau đây là chi tiết quy trình làm răng sứ tại đa số các nha khoa:

Bước 1: Thăm khám và lên kế hoạch điều trị (chụp X-quang nếu cần)

Ở trong bước này, bạn sẽ được khám tổng quát răng miệng và chụp X-Quang nếu bị viêm tủy hoặc có răng sâu. Từ kết quả khám, nha sĩ sẽ chẩn đoán cho bạn trước khi bọc răng sứ và tư vấn cho bạn những loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng hiện tại cũng như điều kiện kinh tế của bạn.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và lấy dấu răng tạm

  • Sau khi bạn đã thăm khám và quyết định được loại răng sứ phù hợp. Bạn sẽ được vệ sinh răng bao gồm loại bỏ tình trạng viêm nướu, cạo vôi răng, vệ sinh khoang miệng,…
  • Tiếp theo đó bạn sẽ tiến hành lấy dấu răng tạm thời để làm căn cứ cho việc thiết kế răng sứ.

Bước 3: Mài cùi răng, gây tê, lấy dấu làm răng sứ và tiến hành gắn răng tạm

Bạn sẽ được khám tổng quát sức khỏe như đo huyết áp, tim mạch,… để đảm bảo sức khỏe  đủ tốt cho quá trình bọc răng sứ. Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê răng cần bọc sứ, nếu như răng cần bọc đã lấy hoặc không còn tủy thì không phải gây tê nữa.

Sau khi gây tê xong, nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ thân răng thành cùi răng để dễ làm trụ gắn răng sứ bên ngoài. Khi hoàn thành quá trình này, bạn sẽ được đi lấy dấu cùi răng để làm răng sứ. Đồng thời, nha sĩ sẽ so màu răng bạn để lựa chọn một màu răng sứ phù hợp, bạn cũng có thể yêu cầu màu răng và hình dáng răng mong muốn.

Khi nha sĩ thu thập đủ dữ liệu thì dấu răng của bạn sẽ được gửi về phòng chế tác để tiến hành làm răng sứ. Trong khoảng thời gian chờ đợi, bạn sẽ được gắn răng tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị trống răng cũng như bảo vệ cùi răng tốt hơn, răng tạm thời thường có thành phần làm từ nhựa cứng.

Bước 4: Thử và gắn tạm răng sứ

Khi đi vào vào giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ đến nha khoa để tiến hành kiểm tra độ khít sát, hình dáng cũng như màu sắc răng sứ. Bên cạnh đó, cảm giác nhai của bạn cũng rất quan trọng, nha sĩ sẽ căn chỉnh lại vị trí răng sứ cho đến khi việc ăn nhai của bạn diễn ra thuận tiện nhất.

Sau khi thử, nha sĩ sẽ gắn tạm răng sứ để bạn về ăn uống và trải nghiệm cảm giác ăn nhai với chiếc răng sứ mới. Nếu cảm nhận thấy có vị trí cần chỉnh sửa hoặc việc ăn uống gặp bất lợi thì bạn hãy báo lại với nha sĩ để điều chỉnh lại.

Bước 5: Gắn kết thúc và tái khám định kỳ 6 tháng một lần

Cuối cùng, khi bạn đã hài lòng với chiếc răng sứ đó thì nha sĩ sẽ tiến hành gắn răng vĩnh viễn. Vậy là đã hoàn thành quá trình gắn răng sứ.

Bạn sẽ được hướng dẫn bảo quản răng sứ, chăm sóc, vệ sinh răng miệng và hẹn lịch tái khám định kỳ 6 tháng một lần.

Quy trình các bước bọc răng sứ diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant hiệu quả

Rủi ro có thể gặp khi tiến hành bọc răng sứ

Tại sao bọc răng sứ lại có rủi ro?

Hầu hết tất cả các trường hợp bọc răng sứ sẽ không gặp rủi ro, nếu không may rơi vào tình huống rủi ro thì nguyên nhân thường là do:

  • Kỹ thuật phục hình của nha sĩ kém nên có sự đánh giá sai trong việc vệ sinh và điều trị bệnh lý răng miệng.
  • Tay nghề của bác sĩ kém, thực hiện mài răng không đúng kỹ thuật dẫn đến sức khỏe của răng thật bị ảnh hưởng.
  • Răng sứ được bọc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng không tốt nên khi tồn tại ở trong môi trường khoang miệng, theo thời gian sẽ làm cho răng bị oxi hóa, có mùi hôi, nhanh xỉn màu.
  • Sử dụng công nghệ lạc hậu nên việc chế tạo răng sứ có chất lượng kém, đo đạc và đánh giá răng gặp nhiều sai sót. Dẫn đến kết quả là răng bị hở, bị vênh, sau khi bọc răng sứ bị hôi miệng.
  • Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ không lành mạnh.

Các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình bọc răng sứ

  • Đau nhức kéo dài

Nếu mài răng quá mỏng và xâm phạm vào khoảng sinh học của răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoang miệng, gây ra tình trạng viêm xương hàm và viêm lợi từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài. Ngoài ra, việc điều chỉnh sai khớp cắn cũng làm cho lực nhai bị dồn quá nhiều lên chân răng sứ khiến cho khớp cắn bị sang chấn và gây đau nhức kéo dài sau khi tiến hành bọc răng sứ.

  • Bị hôi miệng

Răng sứ khi bọc không chế tác đúng kích thước dẫn đến bị vênh và sinh ra khe hở giữa mão sứ với răng thật. Khe hở này khiến cho thức ăn dễ bị giắt vào, việc vệ sinh gặp khó khăn, vi khuẩn gây mùi có điều kiện phát triển gây ra hôi miệng.

  • Bị viêm nướu và tụt lợi

Răng sứ được dùng để bọc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng dần dần sẽ làm cho nướu bị viêm với triệu chứng không săn chắc, sưng đỏ, có mùi hôi và đau nhức. Điều này kết hợp với việc điều trị bệnh lý răng miệng không dứt điểm, vệ sinh răng miệng kém sẽ giúp cho vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sinh sôi nảy nở gây ra tình trạng tụt lợi, viêm nướu.

  • Cấu trúc hàm bị lệch

Thao tác gắn mão sứ được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề yếu có thể khiến cho răng sứ bị vênh và kết quả là khớp cắn bị lệch, quá trình nhai gặp nhiều khó khăn.

  • Nứt, vỡ răng sứ

Nếu bọc răng sứ kém chất lượng thì sau một khoảng thời gian ngắn sẽ bị nứt, vỡ, xỉn màu, răng bên trong không được bảo vệ tốt sẽ bị viêm và răng thật bị lung lay.

Rủi ro có thể gặp khi tiến hành bọc răng sứ
Rủi ro có thể gặp khi tiến hành bọc răng sứ

Xem thêm: Niềng răng bao nhiêu tiền

Kết luận

Tuy bọc răng sứ là một hình thức thẩm mỹ hiệu quả nhưng quy trình diễn ra lại khá phức tạp, vì vậy bạn nên lựa chọn cho mình cơ sở uy tín và những nha sĩ có tay nghề cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *