Quy trình 5 bước trồng răng Implant hiệu quả
Trồng răng Implant giúp bạn phục hồi những chiếc răng đã mất, nhanh chóng sở hữu cho mình một hàm răng bền chắc không khác gì răng thật. Vậy, phương pháp trồng răng này là gì, những ai nên áp dụng thực hiện? Thông qua bài viết dưới đây của nha khoa Nacera, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình cấy ghép răng Implant.
Trồng răng Implant là gì? Có ưu nhược điểm gì?
Trồng răng Implant là một phương pháp cấy ghép siêu hiện đại, nó khiến cho chân răng giả được gắn chặt vào xương hàm. Phương pháp này có công dụng thay thế những chiếc răng đã mất, nâng đỡ mão răng giúp cho bạn lấy lại khả năng ăn nhai không khác gì so với răng thật.
Thông thường, một chiếc răng Implant sẽ gồm có 3 phần chính là: Trụ Implant được thiết kế bằng Titanium, khớp nối Abutment cùng với mão răng sứ. Trong quá trình tiến hành cấy ghép răng, trụ Implant sẽ được các nha sĩ đặt vào bên trong xương hàm. Đợi đến khi xương bám vào bề mặt và tạo được độ vững chắc thì nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng lên phía trên. Sau đó cố định chúng lại với nhau bằng khớp nối Abutment để răng không bị lung lay hay trượt trong miệng.
Sau khi tiến hành áp dụng phương pháp trồng răng Implant, những người không may bị mất răng, tụt lợi sẽ hồi phục lại đáng kể sức nhai. Đồng thời lấy lại được vẻ đẹp tự nhiên như hàm răng thật, bệnh nhân có thể sử dụng trọn đời mà không phải lo về vấn đề tiêu xương hàm.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp trồng răng Implant, bạn cần nắm được những ưu nhược điểm chính sau:
Ưu điểm
Trồng răng Implant có khá nhiều ưu điểm, cụ thể như:
- Trồng răng Implant giúp phục hồi những chiếc răng đã mất một cách toàn diện về khả năng nhai, lẫn tính thẩm mỹ giống hệt với răng tự nhiên.
- Giúp ngăn chặn được quá trình tiêu xương hàm, vì chỗ mất răng đã được thay thế bằng chân răng giả làm từ Titanium.
- Không ảnh hưởng đến các răng xung quanh khác, mọi thao tác chỉ diễn ra duy nhất trên các răng bị mất.
- Nếu biết chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của răng Implant có thể kéo dài lên đến 20 năm hay thậm chí là trọn đời.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm khiến nhiều người cảm thấy hài lòng thì phương pháp trồng răng Implant cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Các mô xung quanh răng Implant có thể bị ảnh hưởng do nha sĩ đặt trụ không đúng vị trí.
- Có khả năng nhiễm trùng ở vị trí răng hoặc toàn thân do quá trình chăm sóc không cẩn thận khiến cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.
- Máu chảy sẽ xảy ra khi nha sĩ rạch lợi đưa trụ răng vào trong xương hàm. Nhưng sau 1 – 2 giờ thì máu sẽ ngừng chảy lại.
Để giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình trồng răng Implant thì bạn nên lựa chọn những trung tâm nha khoa uy tín, đồng thời đảm bảo vệ sinh tốt răng miệng.
Xem thêm: Những trường hợp không nên cắm Implat
Cấu tạo của trồng răng Implant
Một răng Implant thường sẽ có cấu tạo bao gồm 3 phần chính: trụ Implant, mão răng sứ và khớp nối abutment. Cụ thể:
Trụ Implant
Trụ implant đóng vai trò quan trọng giúp thay thế cho phần chân răng và được cấy trực tiếp vào khung xương hàm, sự liên kết vô cùng chặt chẽ này giúp cho việc nâng đỡ phần mão răng sứ bên trên tốt hơn. Hầu hết các trụ implant đều được cấu tạo, thiết kế từ Titanium tinh khiết, một loại vật liệu cực kỳ an toàn, lành tính với con người.
Khớp nối abutment
Khớp nối abutment chính là phần chốt kim loại hình trụ ở giữa giúp cho việc kết nối mão răng sứ với trụ implant bên dưới dễ dàng hơn. Khớp nối abutment được thiết kế từ các hợp chất kim loại hoặc sứ. Chúng đóng vai trò y như cùi răng giúp nâng đỡ cho phần mão răng sứ bên trên tốt hơn.
Mão răng sứ
Mão răng sứ chính là phần răng giả ở bên trên, nó được chế tác từ chất liệu sứ cùng hình dạng và màu sắc tương tự không khác gì răng thật. Giai đoạn chế tác mão răng sứ cũng chính là bước cuối cùng hoàn thiện một chiếc răng implant hoàn chỉnh.

Quy trình thực hiện trồng răng Implant hiệu quả
Hiện nay, quy trình trồng răng Implant tại nha khoa Nacera được thực hiện thông qua 5 bước sau đây:
Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn trước khi cấy ghép
Trước khi muốn trồng răng Implant, bạn nên tiến hành đi khám tổng quát về sức khỏe cũng như răng miệng. Thông qua phương pháp như chụp phim CT Scanner 3D, nha sĩ sẽ nắm được vị trí răng bị mất, cấu trúc, chất lượng xương hàm. Đồng thời, việc tiến hành một số xét nghiệm cũng để biết xem bạn có đủ sức khỏe hay không.
Sau khi đã nắm rõ được tìm trạng sức khỏe, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại trụ Implant cũng như chi phí thực hiện,…
Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ
Nha sĩ sẽ khám tổng quát lại cho bạn một lần nữa để đảm bảo rằng sức khỏe đã ổn định. Trước khi tiến hành đi vào cấy ghép, bạn sẽ được gây tê ở vùng đặt trụ Implant để giảm cảm giác đau đớn. Quá trình đặt trụ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vòng khoảng từ 7 đến 10 phút.
Bước 3: Lấy dấu hàm và tiến hành gắn răng tạm
Sau khoảng 2 tới 3 ngày ghép trụ, bạn nên quay lại trung tâm để nha sĩ thực hiện gắn răng tạm thời giúp thuận tiện cho bạn trong quá trình ăn uống.
Bước 4: Tái khám sau khi cấy ghép thành công Implant
Tiếp theo đó khoảng 7 đến 10 ngày, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám để kiểm tra độ lành nướu của bạn.
Bước 5: Gắn mão sứ lên trên trụ và cố định lại
Đến khi xương hàm và trụ của bạn đã gắn chặt lại với nhau, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ và cố định nó lại bằng khớp nối. Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ được nha sĩ tư vấn và hướng dẫn trong việc chăm sóc răng miệng tại nhà.

Xem thêm: Trồng răng sứ Zirconia có tốt không?
Khi nào thì nên trồng răng implant?
Trụ răng Implant được phẫu thuật và gắn cố định vào xương hàm, chúng có tác dụng thay thế cho các chân răng bị mất. Trụ không bị lỏng lẻo, trượt hay tạo tiếng động hoặc gây tổn thương cho xương như răng giả và cầu răng sứ gây ra. Trụ Implant được làm từ titan nên sẽ không bị thoái hóa như răng tự nhiên.
Trụ Implant sẽ là một giải pháp thích hợp nếu như bạn thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị mất một hoặc nhiều răng
- Xương hàm đã phát triển đầy đủ hết
- Có đủ các xương hàm để giữ chặt trụ Implant hoặc có đủ các điều kiện để tiến hành ghép xương
- Có mô cơ miệng cực khỏe mạnh
- Không bị các vấn đề liên quan tới sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc phục hồi xương
- Không đủ điều kiện để đeo răng giả hoặc không thích đeo răng giả
- Người muốn cải thiện được khả năng nói
- Có thể đi theo liệu trình điều trị lên tới vài tháng
- Không hút thuốc lá

Những lưu ý quan trọng khi đi trồng răng Implant?
Quá trình lên kế hoạch trồng răng Implant có thể cần đến các nha sĩ có chuyên môn khác nhau, bao gồm nha sĩ chuyên về tình trạng răng miệng, mặt và hàm (Nha sĩ phẫu thuật răng hàm mặt), nha sĩ chuyên về điều trị cấu trúc hỗ trợ răng, như nướu và xương (Nha sĩ nha chu), đôi khi cũng cần đến bác sĩ tai mũi họng.
Vì trồng răng Implant cần một hoặc nhiều liệu trình phẫu thuật khác nhau, bạn cần được khám kỹ trước khi đi vào tiến hành, bao gồm các bước sau:
- Tiến hành khám răng toàn diện. Chụp hình ảnh 3D và X-quang nha khoa, tạo mô hình răng hàm mặt của bạn.
- Xem lại lịch sử khám sức khỏe của bạn. Cho bác sĩ biết các tình trạng bệnh lý và các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê theo toa, thuốc không kê đơn và các thực phẩm bổ sung. Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tim hoặc cấy ghép chỉnh hình, bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng.
- Lên kế hoạch kỹ càng cho việc điều trị dựa vào tình trạng của bạn, kế hoạch này sẽ tính đến các yếu tố như số lượng răng cần phải thay thế, tình trạng xương hàm và các răng còn lại.

Tham khảo: Bảng giá của Nha khoa Nacera
Kết luận
Như vậy, bài viết trên của nha khoa Nacera vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến trồng răng Implant. Nếu bạn có nhu cầu phục hồi răng đã mất của mình thì bạn nên tìm đến những nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.